bha là gì

BHA là gì? Công dụng và cách dùng BHA để chăm sóc da

Các chị em phụ nữ sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da hẳn đã nghe đến BHA trong thành phần sản phẩm. Tuy nhiên, BHA là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này, divorziobreve.org sẽ cùng chị em tìm hiểu về thành phần này nhé!

Contents

I. BHA là gì?

bha là gì
BHA là một hợp chất acid hữu cơ chỉ tan trong dầu, không tan trong nước

BHA là gì? nó có tên viết tắt là Beta Hydroxy Acid. Đây là một hợp chất acid hữu cơ chỉ tan trong dầu, không tan trong nước. Chính nhờ đặc tính này mà BHA có thể đi sâu vào lỗ chân lông đang bị bít tắc bởi các bã nhờn và bụi bẩn.

Từ đó loại bỏ các nguyên nhân gây mụn này, đồng thời hỗ trợ kiểm soát lượng dầu thừa. Vậy nên, có thể nói BHA là cứu tinh giúp da thông thoáng cho các chị em da dầu, lỗ chân lông to hay bề mặt da không mịn màng.

II. Công dụng của BHA đối với làn da

1. Tẩy tế bào chết, thu nhỏ lỗ chân lông

BHA có khả năng hòa tan trong dầu và thâm nhập sâu vào lỗ chân lông giúp loại bỏ các tế bào chết, bụi bụi bẩn tích tụ bên trong từ đó giảm tình trạng bít tắt lỗ chân lông dẫn đến mụn và vấn đề viêm da khác.

Khi sử dụng như sản phẩm tẩy tế bào chết, BHA không gây tác động mạnh lên bề mặt da giúp tránh gây tổn thương khiến da bị kích ứng, nhạy cảm hơn.

2. Đánh bay mụn

BHA, đặc biệt là Axit Salicylic được sử dụng nhiều trong các sản phẩm điều trị mụn, vì ngoài khả năng loại bỏ tạp chất tích tụ sâu bên trong lỗ chân lông mà hoạt chất này còn giúp kháng khuẩn và kháng viêm ngăn ngừa các loại mụn đầu đen, mụn trứng cá hoặc mụn cám hiệu quả.

3. Chống lão hóa và cải thiện cấu trúc da

Ngoài việc điều trị mụn, BHA có hiệu quả cao trong việc làm mờ các vết thâm nám, tái tạo làn da và giúp da mịn màng hơn. Nhờ vào khả năng phá vỡ cấu trúc tế bào bề mặt trên lớp sừng, từ đó loại bỏ tế bào cũ hoặc bị tổn thương và kích thích sản sinh tế bào mới. Các nếp nhăn cũng vì thế mà ít xuất hiện hơn giúp làn da luôn tươi trẻ và đều màu.

III. Phân biệt BHA và AHA

bha là gì
So sánh BHA với AHA

1. Điểm chung

  • AHA và BHA đều là hoạt chất tẩy da chết hóa học
  • Có khả năng giảm viêm, giảm các dấu hiệu của nguyên nhân gây mụn trứng cá, điều trị các loại mụn sưng, viêm đỏ
  • Giảm sự xuất hiện của lỗ chân lông to và nếp nhăn trên bề mặt da
  • Làm đều màu da
  • Cải thiện kết cấu da tổng thể
  • Loại bỏ tế bào da chết
  • Làm thông thoáng lỗ chân lông để ngăn ngừa mụn và các vấn đề khác gây nên bởi bít tắc lỗ chân lông.

2. Điểm khác nhau

  • AHA là viết tắt của Axit Alpha Hydroxy. BHA là viết tắt của Axit Beta Hydroxy.
  • AHA là Axit hòa tan trong nước, có thể được tạo ra từ các loại trái cây có đường. Chúng giúp lột bỏ lớp sừng cũ trên bề mặt da của bạn để kích thích sản sinh các tế bào da mới và các tế bào da mới này sẽ giúp làm đồng đều màu da của bạn. Sau khi sử dụng, bạn có thể sẽ cảm nhận rằng da của bạn mịn hơn khi chạm vào.
  • Mặt khác, BHA tan trong dầu. Không giống như AHA, BHA có thể đi sâu hơn vào lỗ chân lông để loại bỏ tế bào da chết và bã nhờn dư thừa.

IV. BHA được dùng trong các trường hợp nào?

bha là gì
Các trường hợp sử dụng BHA

1. BHA được sử dụng cho các mục đích

BHA thường hay được sử dụng cho các bạn có làn da dầu, da hỗn hợp thiên dầu, da mụn. Bởi BHA có khả năng làm sạch sâu dưới lỗ chân lông, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ các cặn bã nhờn ( nguyên nhân chính gây ra mụn ), giúp đẩy mụn ẩn dưới da để da không còn bị mụn quay lại

2. Cách sử dụng BHA

BHA thường được thấy dưới dạng toner, sữa rửa mặt hoặc các sản phẩm tẩy tế bào da chết. Tuy nhiên BHA phát huy được công dụng tối đa khi ở dưới dạng dung dịch lỏng, ở lại trên da nên dạng Toner luôn được mọi người ưa chuộng hơn cả. Khi dùng BHA dưới dạng Toner thì sau khi rửa mặt sạch và lau khô, bạn hãy cho BHA ra bông tẩy trang và lau khắp mặt, không nên đổ ra tay để vỗ lên mặt thì như thế sẽ không làm sạch được các cặn bẩn trên mặt.

BHA cũng được bào chế để sử dụng hàng ngày, nhưng ban đầu bạn có thể cần áp dụng một vài lần mỗi tuần cho đến khi da quen với chúng. Mặc dù BHA không làm cho da của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nhiều như AHA, nhưng bạn vẫn nên thoa kem chống nắng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời.

3. Các loại Acid của BHA thường được sử dụng 

Axit Salicylic: Axit Salicylic là BHA phổ biến nhất. Nồng độ của nó có thể dao động trong khoảng 0,5 đến 5% tùy thuộc vào sản phẩm. Nó được nhiều người biết đến như một phương pháp điều trị mụn trứng cá, nhưng nó cũng có thể giúp làm dịu tình trạng sưng tấy và mẩn đỏ nói chung.

Axit Citric: Trong khi chủ yếu được phân loại là AHA, một số công thức của Axit Citric cũng là BHA. Thay vì làm giảm mức độ pH trên da của bạn, loại Axit Citric này chủ yếu được sử dụng để làm khô bã nhờn dư thừa và làm sạch các tế bào da chết sâu trong lỗ chân lông của bạn.

V. Cách chọn BHA phù hợp với làn da

1. Dựa vào nồng độ BHA 

  • BHA nồng độ 1%: Phù hợp với làn da nhạy cảm, da mỏng hoặc mới sử dụng BHA lần đầu cần làm quen để tránh kích ứng.
  • BHA nồng độ 2%: Đây được coi là nồng độ BHA lý tưởng có thể sử dụng hàng ngày và khắc phục tốt nhất các vấn đề về da như mụn, lỗ chân lông mà ít gây kích ứng da.
  • BHA nồng độ 4%: Với nồng độ BHA cao nhất này, chúng ta chỉ sử dụng tối đa 1 – 2 lần cho làn da gặp nhiều vấn đề vì nếu sử dụng hàng ngày sẽ gây ra hiện tượng châm chích, bỏng rát da.

2. Dựa vào kết cấu BHA

  • BHA dạng liquid – là dạng lỏng tương tự nước: Dạng này có ưu điểm là thẩm thấu nhanh và sâu vào bên trong da nên đạt hiệu quả trị liệu da cao. Tuy nhiên đây cũng chính là nhược điểm vì thẩm thấu sâu nên dễ gây ra tình trạng purging (đẩy mụn) nhanh. Bởi vậy nên dạng này phù hợp với những người có làn da khỏe và ít mụn ẩn.
  • BHA dạng gel: Dạng kết cấu này phù hợp nhất với da dầu mụn vì chất gel trong suốt nên thấm từ từ giúp da mướt, không đổ dầu nhưng cũng không quá khô.
  • BHA dạng lotion: Đây là dạng kem lỏng phù hợp với những người da khô, da nhạy cảm vì thẩm thấu từ từ, dịu nhẹ nhất nên sẽ hạn chế tình trạng châm chích.

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã biết được BHA là gì và công dụng của BHA đối với việc chăm sóc da. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Author: tieubanhbao